Đánh giá bài viết

Trong nuôi thủy sản, việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản để xử lý, cải tạo môi trường trong ao nuôi, bể nuôi là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản thâm canh. Hiện nay, tính an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được chú trọng. Các mặt hàng xuất khẩu được thị trường nhập khẩu kiểm tra rất chặt chẽ về dư lượng hóa chất trong sản phẩm thủy sản.

Tầm quan trọng của hóa chất xử lý nước thải ngành thủy sản là gì?

Môi trường nước quyết định đến 50% thành công của vụ nuôi, xử lý nước là bước quan trọng và không thể bỏ qua trong nuôi tôm thẻ và tôm sú.

Việc sử dụng sản phẩm xử lý nước nhằm các mục đích sau đây:

  • Loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh như virus, vi khuẩn còn sót lại của các vụ nuôi trước trong ao.
  • Xử lý và khử trùng nguồn nước được cấp vào ao nuôi.
  • Tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm hấp thụ nhanh chóng trong giai đoạn đầu, từ đó có thể giảm chi phí thức ăn và tăng lợi nhuận.

Hóa chất còn được sử dụng để xử lý nước thải nuôi tôm nhằm bảo vệ môi trường, bảo toàn nguồn nước sạch cho các mùa vụ tiếp theo.

Nước thải thủy sản sinh mùi hôi tanh do quá trình phân hủy của các phần còn sót lại của các sinh vật biển gây ảnh hưởng rất nặng nề và trực tiếp đến môi trường sống của con người nếu không xử lý đúng cách. Một hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học kết hợp với sinh học đang được xem là chuẩn và mang lại hiệu quả cao.

Trong đó, sự góp mặt của các loại hóa chất xử lý nước thải ngành thủy sản đóng vai trò thiết yếu và không thể không sử dụng. Bởi nước thải ngành chế biến thủy hải sản chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật, thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong hai thành phần này thì chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật nhất.

Hóa chất xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản

Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản, nồng độ các chất nitơ, photpho cao… Tất cả các hiện tượng trên đều gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước.

Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải và dùng hóa chất để xử lý nó để tránh tình trạng nguồn nước nhiễm bẩn hay các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính, thương hàn, bại liệt,…

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

Những lưu ý khi sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản:

– Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.

– Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do dư lượng hóa chất trong các sản phẩm thủy sản.

– Tồn lưu trong môi trường, tác động đến hệ vi sinh vật trong môi trường và đưa đến các dòng vi khuẩn kháng thuốc

– Ảnh hưởng của hóa chất sử dụng đến chất lượng nước và bùn đáy ao, tác động đến cấu trúc và tính đa dạng sinh học.

– Thiếu hiểu biết về sử dụng hóa chất nuôi trồng thủy sản có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thủy sản do còn tồn dư hóa chất trong cơ thể thủy sản hoặc sử dụng hóa chất không hiệu quả. Vì vậy cần tuân thủ các yếu tố sau:

+ Chọn loại hóa chất dễ sử dụng, đơn giản, có hiệu quả

+ Tác dụng nhanh, hiệu quả kinh tế sau khi sử dụng

Những phương pháp dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản

Người nuôi cần phải biết các nguyên tắc sử dụng cơ bản để tránh rủi ro, đảm bảo an toàn thực phẩm

Tắm cho vật nuôi

Cách này thường dùng thuốc với nồng độ cao, trong một thể tích nhỏ và thời gian ngắn (có thể 10 phút, 20 phút …). Cách làm: thu gom động vật thủy sản vào trong một bể có thể tích nhỏ, pha thuốc hoặc hóa chất có nồng độ cao, tắm nhanh cho động vật thủy sản để trị các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể.

Phương pháp này có ưu điểm là tốn ít thuốc, không ảnh hưởng đến sinh vật phù du là thức ăn của động vật thủy sản trong thủy vực; thích hợp lúc chuyển cá, tôm từ ao này qua nuôi ao khác, vận chuyển đi xa hoặc con giống trước khi thả nuôi thương phẩm.

hóa chất xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản

Phun thuốc vào lồng, ao nuôi

Dùng thuốc phun trực tiếp vào lồng, xuống ao nuôi với nồng độ thuốc thấp, song thời gian tác dụng của thuốc dài. Cách này này tuy tốn thuốc nhưng tiện lợi, dễ tiến hành, trị bệnh kịp thời.

Phun thuốc vào lồng, ao có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh ở các cơ quan bên ngoài của động vật thủy sản và sinh vật gây bệnh tồn tại trong thủy vực. Thuốc dùng tương tự như tắm nhưng nồng độ giảm đi khoảng 10 lần.

Treo túi thuốc

Phương pháp này thường dùng với các loại thuốc sát trùng có khả năng hòa tan trong nước. Một lượng thuốc nhất định được đựng trong một túi, chất lượng của túi cho phép các phân tử thuốc sau khi đã hòa tan có thể đi qua và vào môi trường nước.

Treo túi thuốc thích hợp để phòng bệnh và trị bệnh lúc mới phát sinh; thường được áp dụng trong hình thức nuôi lồng bè. Túi thuốc được treo ở góc lồng, đầu dòng chảy… Cách này có ưu điểm là tiết kiệm thuốc, thao tác đơn giản, động vật ít bị ảnh hưởng bởi thuốc.

Cần dùng lượng thuốc sao cho nồng độ thuốc đạt yêu cầu, duy trì trong 2 – 3 giờ và treo liên tục trong vòng 3 ngày.

Dùng thuốc bôi trực tiếp

Động vật thủy sản bị nhiễm một số bệnh ngoài cơ thể thường dùng thuốc có nồng độ cao bôi trực tiếp vào vết loét để giết chết sinh vật gây bệnh như: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh do trùng mỏ neo, giun tròn ký sinh.

Phương pháp này có thể dùng lúc đánh bắt cá bố mẹ để kiểm tra hay cho đẻ, hoặc phòng trị bệnh lở loét nhiễm trùng cho baba. Ưu điểm tốn ít thuốc, độ an toàn lớn, thuận lợi và ít ảnh hưởng đến vật nuôi.

Trộn thuốc vào thức ăn

Dùng thuốc trộn vào thức ăn, sau đó cho động vật thủy sản ăn theo các liều lượng. Thuốc được tính theo hai cách: lượng thuốc g/kg thức ăn hoặc lượng thuốc g/kg khối lượng cơ thể vật nuôi. Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản; dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể động vật thủy sản.

Nhược điểm là khi cho thức ăn có thuốc xuống ao, một phần thuốc sẽ bị phân tán ra ngoài môi trường nước, những con bệnh nặng, yếu đã bỏ ăn không sử dụng được thuốc; ngược lại những con khỏe thì ăn lượng thuốc nhiều hơn cần thiết

Tiêm thuốc

Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của cá và các động vật thủy sản kích thước lớn.

Phương pháp này liều lượng chính xác, thuốc hấp thu dễ nên tác dụng nhanh. Thường chỉ dùng biện pháp tiêm để chữa bệnh cho cá bố mẹ, hay những lúc cá bị bệnh nặng với số lượng không nhiều, hoặc một số loài động vật thủy sản quý hiếm.

Các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

Hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản được xem là nguyên liệu không thể thiếu, tiết kiệm và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm khi bán ra thị trường. Nhất là các loài có giá trị kinh tế cao như tôm, cá. Liều lượng và cách sử dụng hoá chất thuỷ sản buộc phải theo những tỷ lệ nhất định để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

CHLORIN MỸ:

  • Ứng dụng trong các ngành: thủy sản, chăn nuôi, xử lý nước, ngành dệt, giấy, v.v….
  • Khử trùng, diệt khuẩn nguồn nước.
  • Diệt tảo, phiêu sinh động vật trong môi trường nước.
  • Oxy hóa các hợp chất hữu cơ.